Trần Tuyết Lan.
......................
"Và ai bỗng cất lên tiếng hát". Có một câu thơ như vậy. Đúng là "bỗng"! bởi người nghe khi ấy như tình cờ được quà. Và người hát cũng như được cởi lòng. Cảm giác thật đẹp. Người hát cứ hát. Người nghe cứ nghe. Như giãi bày. Như tâm sự. Như sẻ chia. Cả hơn thế nữa! Mà ở đâu chứ? Trên sân cỏ - nơi chiều là sân bóng, đêm là sân nhạc. Chỉ một cây ghi ta thùng với một giọng hát êm, đằm, ấm, khoẻ, thêm một đám bạn đang tâm trạng ngồi quanh, thế đã thành cả một liveshow sinh viên đầy cảm hứng. Thật vô tư và hồn nhiên với hàng tràn những "Hạ trắng", "Tuổi đá buồn", "Diễm xưa", "Biển nhớ"... cứ thế kéo đến 3h đêm vẫn như là chưa đủ, là chưa thể dừng. Mà dừng sao được khi tiếng hát ấy càng về đêm càng lắng, càng sâu, càng vang, càng như vô tình quyến rũ lòng người!
Nghe Thạch Lam hát......
Nói tóm lại là... L.
Trần Tuyết Lan
..............................................
- Sau đây trưởng lão Lâm Thanh sẽ cho vài ý kiến quí báu. Xin vỗ tay!
Vị chủ toạ lên tiếng. Gật đầu đáp lễ, Lâm Thanh vịn tay vào thành ghế đứng dậy.
Nhìn quanh mấy gương mặt quen thuộc trong làng văn, làng báo, liếc qua đám người mẫu túm tụm rực rỡ như một bầy công, ông điệu đà đập đập tay vào chiếc mic, rồi cất giọng Huế, chầm chậm:
- Tôi đã đọc cuốn sách. Không đọc từ đầu tới cuối. Mà đọc kỹ từng đoạn một. Tác giả là một người mẫu. Tuy nhiên, về văn chương, cô thật khó có thể làm mẫu cho ai! - Có tiếng cười. Lâm Thanh nhẹ nhàng: - Tôi có lý do để nói như vậy! Trước hết tôi khen ngợi cô đã dũng cảm dấn thân vào nghiệp viết, cái nghiệp truân chuyên, vất vả, đau đầu nhức óc, chẳng hợp chút nào với vẻ kiều diễm, xinh đẹp của cô. - Lâm Thanh khẽ nghiêng đầu về phía tác giả. Lác đác tiếng vỗ tay. Ông cao giọng. - Hơn nữa, tôi đặc biệt ấn tượng và nể trọng cái cách cô hành tiếng Việt. Ví như ở cái chữ L. Có thể nói đây là lần đầu tiên cái L. của người đàn bà Việt Nam được bày ra hiên ngang, ngạo nghễ trên văn đàn chính thống. Đã biết bao nhà văn như chúng tôi, từng ra nhiều tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, với bao cảnh sinh hoạt vợ chồng, tình nhân tình ngãi, chửi thề chửi bậy... chưa có ai dám đem 3 chữ cái trong từ L. ra xếp đầy đủ trên trang sách của mình. Mà cô, một người đàn bà Việt Nam, đã vượt qua sự dè dặt cố hữu ăn vào máu thịt, những người đàn bà dù có muốn chồng yêu cho một cái cũng nỏ dám mở mồm, chỉ biết nén lòng chờ đợi. Cô đã lên tiếng. Cô đã dám. Và cô đã thành công! Đó là một cái tát cho những người cầm bút hèn nhát. Biết rõ cái chữ L. nó hay cả về âm điệu, cả về ngữ nghĩa, vậy mà chỉ dám viết L chấm một cái là xong. Tất nhiên đọc lên ai cũng hiểu. Nhưng mà ai cũng chán. Tự người viết cũng chán vì đã không dám vượt qua những suy nghĩ thông
ĐIÊN
...........................
" Qua hàm răng hung dữ
Nét cười hiền dịu sao
Dưới chân mây lộn nhào
Ta là kẻ bán trời
Mua niềm vui nhỏ giọt
Lây nụ cười thoáng chốc
Trăm ngàn độ lửa nung
Đập ra, rồi khắc tạc
Xếp lại, rồi vãi tung .. "
"Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long"
CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA
Trần Tuyết Lan (st)
......................................................
1 . Trường phái Tân cổ điển
Cuối thế kỉ 18 đầu TK 19, hội họa chính thống ở châu Âu thường thích những gam màu đậm, sâu và những bóng đổ tối. Thiên nhiên hoặc lâu đài cổ thường được sử dụng chủ yếu làm nền cho chủ đề của bức tranh. Nó được thay đổi hoặc trang trí thêm để phù hợp nhất cho các buổi diễn kịch, có lẽ là một khoảng không của bầu trời bao la hay bão tố bị phân chia bởi những vệt sáng của mặt trời, cũng có thể là một khu vườn được tỉa gọn đẹp đẽ chăm chút nhưng chứa đựng những vết tích của sự huỷ hoại lịch sử...
Một số tác phẩm tiêu biểu
Jacques-Louis David (1744-1825)
Nghệ sĩ Lê Liên: " Điêu khắc là đắp đất vào và cạo đất đi ".
Người "uống Giời" trước khi hát !
"Giai phố cổ" có hấp dẫn?
Trần Tuyết Lan
.....................................................
Quá hấp dẫn! Vẻ kiêu bạc của những gã trai phố cổ quả có một sức hút ! Ngày ngày họ " thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống" và làm nên một cái duyên, một cái sang riêng khó trộn lẫn!
Cuốn tản văn mới tái bản lần hai của Nguyễn Việt Hà mang cái tên rất ngộ : "Con giai phố cổ" làm bạn đọc cầm sách lên đã thấy tò mò, cuốn hút, chả hiểu giai phố cổ trong mắt gã nhà văn đích thực giai phố cổ này nó thế nào?
- Người ta thích viết những gì gần nhất với mình. Tôi lớn lên ở phố Nhà Chung, phố toàn tòng, toàn người theo đạo. Những người Hà Nội cũ ở phố tôi chủ yếu đã chuyển đi sống nơi khác. Những người có tiền ở nơi khác chuyển về. Họ đến đây và bắt đầu suy nghĩ : à mình là người phố cổ. Vậy sẽ sống thế nào để ra người phố cổ. Suy nghĩ đó rất hướng thiện nhưng thực ra để theo được những cái hay đã đúc kết từ nhiều đời là một điều quá khó! Cứ tự nhiên thì quí nhưng nếu có sự khiên cưỡng đã mất hay rồi. Thôi thì thấy hay họ cứ học nhưng học được đến đâu cũng còn tuỳ! Tôi thì nghĩ bây giờ chẳng có người Hà Nội, chỉ có những người sống ở Hà Nội!
"TÔI TRƯỚC HẾT LÀ MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC!"
KHÔNG ĐỀ
................
Em đúng thực con thú của đời tôi
Tàn phá tan hoang khắp nẻo bến bờ
Con thú cuốn tha cả bầy cảm xúc
Dạt vào đây dồn dập mối tình si
PHẢI CÓ LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC!
DÙ THẾ NÀO, TÔI VẪN VIẾT.......
Có một hiện tượng văn học nổi lên sau chiến tranh. Đó là sự xuất hiện của một loạt cây bút nữ: Phan Thị Vàng Anh. Y Ban. Võ Thị Hảo... và Võ Thị Xuân Hà. Với Võ Thị Xuân Hà, tôi biết người trước, sau mới đến văn. Tôi ấn tượng ngay với truyện ngắn "lúa hát" của chị. Rồi đến "Đàn sẻ ri bay ngang trời","cây bồ kết nở hoa"... Tôi thích những người đàn bà mang các tính cách khác nhau ấy, và lạ là giọng văn của chị khắc hoạ hình ảnh từng người cũng khác nhau. Dường như trong mỗi tác phẩm, chị đều kỳ công tìm được một giọng điệu riêng, một cách tiếp cận riêng cho thật phù hợp với cốt truyện và tâm lý nhân vật. Là con gái một gia đình có bố mẹ tập kết, cuộc sống của chị sớm lênh đênh, vất vả. Có lẽ vì thế, những câu