Được tạo bởi Blogger.
RSS

Nghệ sĩ Lê Liên: " Điêu khắc là đắp đất vào và cạo đất đi ".

Hình ảnh: Nghệ sĩ Lê Liên: " Điêu khắc là đắp đất vào và cạo đất đi ".

Khi tôi hỏi ông về quan điểm nghệ thuật, ông ngồi dọm lại theo một khối rất vững rồi nhấn nhả: " Chỉ là một trò chơi mang tính tâm linh". Và khi tôi hỏi tiếp, vậy ông là gì trong trò chơi ấy? Ông trả lời: "Tôi là một khoảng không thời gian, không đầu, không cuối". Trừu tượng quá lắm ! Nhưng đúng là người ta cũng không nên đặt điều ra cho nghệ thuật. Như lời ông nói thì cứ với tay ra nắn lấy khối cứng, khối mềm... rồi cho các khối liên kết với nhau. Thể nào rồi cũng sẽ ra một cái gì đó tựa như hoàn hảo và chứa đầy tư tưởng. Cái tư tưởng mà nhiều khi chỉ dừng tay nắn chuốt và sau khi ngắm nghía một hồi, ta mới thấy. Đôi khi còn do người khác phát hiện hộ. Mêng mông, huyền ảo thế đấy ! Mà say sưa nó, cả một kiếp người không thoả !...

Ông có vẻ rất tâm đắc với câu nói của Picatso: "Tôi vẽ cái tôi thấy không mang màu tìm kiếm". Dường như đó cũng là kim chỉ nam của ông trong thái độ với nghệ thuật. Hãy cứ trung thực với đời sống thực tại. Bởi nghệ thuật thực ra là tâm linh của nhân cách con người. Những mảng màu thời gian, hân hoan, hạnh phúc, ngọt ngào, cả nếm trải những buồn đau, mất mát... Tất cả, tất cả cứ thế dồn nén. Đến một lúc nào đó tư duy phát tiết. Và khi đó, người nghệ sĩ cần phải nhanh tay tóm lấy bằng một tình cảm rất thực để... ném vào tác phẩm, gọn gàng, sâu sắc ...

Người nghệ sĩ có khi như cỏ cây, đâu phải chỉ là những tùng, những bách. Ông thú vị với quan niệm này. Sự đỏng đảnh của nghệ thuật, nửa chơi nửa thực, nửa tỉnh nửa hư, nhiều khi cái tâm rơi vào sự bồng bềnh, trôi nổi. Chơi mà thực, thực mà chơi, cố nắm bắt mà không nắm được. Nghệ thuật phức tạp quá. Nhưng tận cùng của sự phức tạp lại là đơn giản. Những tác phẩm ông làm với tâm huyết đích thực, với tâm linh sâu sắc luôn thành công. Nghệ thuật ở nội tại. Những biến cố, xô đẩy ngoài xã hội, những dồn ép của không gian rộng lớn ... đã tạo nên một tâm trạng Lê Liên. Và nhà điêu khắc đã thể hiện tâm trạng đó ra tác phẩm bằng sự cảm nhận đích thực của đời sống, khi mềm mại, khi mãnh liệt...

Ngoài những tác phẩm đồ sộ về hình khối như tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ Cách Mạng ở khu di tích Hoả Lò với nhiều khối người được khắc lõm vào đá, phần lớn tác phẩm của ông nhỏ nhoi và thiếu hụt. Tuy nhiên, trông chẳng hề hèn hạ, tủn mủn. Và tuy nhỏ bé, thiếu hụt về hình khối nhưng chúng lại đầy ắp tâm linh trong các ý tưởng. Nhìn tượng của ông, không hiểu sao tôi chợt nghĩ tới hai từ "thân phận". Những số phận con người thật nhỏ nhoi và mơ hồ biết bao. Chẳng biết sắp tới sẽ là đắng cay hay hạnh phúc ? ... Những thân phận như côi cút ấy cùng tìm về cõi tâm linh, gửi gắm những ý tưởng, niềm tin tốt đẹp về một miền thiêng liêng cao vời vợi... Và sự sáng tạo tuyệt vời về những khát khao chân thành đó luôn ẩn mình sau một lớp vỏ thật khiêm nhường, trong cái bóng liêu xiêu, nhoà nhạt dưới đêm trăng bên đình làng Võng Thị. Nơi ông đang và sẽ cho ra đời rất nhiều những khối, những hình, những buồn, vui, day dứt... cả một kiếp người !!!


Khi tôi hỏi ông về quan điểm nghệ thuật, ông ngồi dọm lại theo một khối rất vững rồi nhấn nhả: " Chỉ là một trò chơi mang tính tâm linh". Và khi tôi hỏi tiếp, vậy ông là gì trong trò chơi ấy? Ông trả lời: "Tôi là một khoảng không thời gian, không đầu, không cuối". Trừu tượng quá lắm ! Nhưng đúng là người ta cũng không nên đặt điều ra cho nghệ thuật. Như lời ông nói thì cứ với tay ra nắn lấy khối cứng, khối mềm... rồi cho các khối liên kết với nhau. Thể
nào rồi cũng sẽ ra một cái gì đó tựa như hoàn hảo và chứa đầy tư tưởng. Cái tư tưởng mà nhiều khi chỉ dừng tay nắn chuốt và sau khi ngắm nghía một hồi, ta mới thấy. Đôi khi còn do người khác phát hiện hộ. Mêng mông, huyền ảo thế đấy ! Mà say sưa nó, cả một kiếp người không thoả !...

Ông có vẻ rất tâm đắc với câu nói của Picatso: "Tôi vẽ cái tôi thấy không mang màu tìm kiếm". Dường như đó cũng là kim chỉ nam của ông trong thái độ với nghệ thuật. Hãy cứ trung thực với đời sống thực tại. Bởi nghệ thuật thực ra là tâm linh của nhân cách con người. Những mảng màu thời gian, hân hoan, hạnh phúc, ngọt ngào, cả nếm trải những buồn đau, mất mát... Tất cả, tất cả cứ thế dồn nén. Đến một lúc nào đó tư duy phát tiết. Và khi đó, người nghệ sĩ cần phải nhanh tay tóm lấy bằng một tình cảm rất thực để... ném vào tác phẩm, gọn gàng, sâu sắc ...

Người nghệ sĩ có khi như cỏ cây, đâu phải chỉ là những tùng, những bách. Ông thú vị với quan niệm này. Sự đỏng đảnh của nghệ thuật, nửa chơi nửa thực, nửa tỉnh nửa hư, nhiều khi cái tâm rơi vào sự bồng bềnh, trôi nổi. Chơi mà thực, thực mà chơi, cố nắm bắt mà không nắm được. Nghệ thuật phức tạp quá. Nhưng tận cùng của sự phức tạp lại là đơn giản. Những tác phẩm ông làm với tâm huyết đích thực, với tâm linh sâu sắc luôn thành công. Nghệ thuật ở nội tại. Những biến cố, xô đẩy ngoài xã hội, những dồn ép của không gian rộng lớn ... đã tạo nên một tâm trạng Lê Liên. Và nhà điêu khắc đã thể hiện tâm trạng đó ra tác phẩm bằng sự cảm nhận đích thực của đời sống, khi mềm mại, khi mãnh liệt...

Ngoài những tác phẩm đồ sộ về hình khối như tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ Cách Mạng ở khu di tích Hoả Lò với nhiều khối người được khắc lõm vào đá, phần lớn tác phẩm của ông nhỏ nhoi và thiếu hụt. Tuy nhiên, trông chẳng hề hèn hạ, tủn mủn. Và tuy nhỏ bé, thiếu hụt về hình khối nhưng chúng lại đầy ắp tâm linh trong các ý tưởng. Nhìn tượng của ông, không hiểu sao tôi chợt nghĩ tới hai từ "thân phận". Những số phận con người thật nhỏ nhoi và mơ hồ biết bao. Chẳng biết sắp tới sẽ là đắng cay hay hạnh phúc ? ... Những thân phận như côi cút ấy cùng tìm về cõi tâm linh, gửi gắm những ý tưởng, niềm tin tốt đẹp về một miền thiêng liêng cao vời vợi... Và sự sáng tạo tuyệt vời về những khát khao chân thành đó luôn ẩn mình sau một lớp vỏ thật khiêm nhường, trong cái bóng liêu xiêu, nhoà nhạt dưới đêm trăng bên đình làng Võng Thị. Nơi ông đang và sẽ cho ra đời rất nhiều những khối, những hình, những buồn, vui, day dứt... cả một kiếp người !!!

.................

Trần Tuyết Lan

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét