Được tạo bởi Blogger.
RSS

Nói tóm lại là... L.

Trần Tuyết Lan
.............................................. - Sau đây trưởng lão Lâm Thanh sẽ cho vài ý kiến quí báu. Xin vỗ tay! Vị chủ toạ lên tiếng. Gật đầu đáp lễ, Lâm Thanh vịn tay vào thành ghế đứng dậy. Nhìn quanh mấy gương mặt quen thuộc trong làng văn, làng báo, liếc qua đám người mẫu túm tụm rực rỡ như một bầy công, ông điệu đà đập đập tay vào chiếc mic, rồi cất giọng Huế, chầm chậm: - Tôi đã đọc cuốn sách. Không đọc từ đầu tới cuối. Mà đọc kỹ từng đoạn một. Tác giả là một người mẫu. Tuy nhiên, về văn chương, cô thật khó có thể làm mẫu cho ai! - Có tiếng cười. Lâm Thanh nhẹ nhàng: - Tôi có lý do để nói như vậy! Trước hết tôi khen ngợi cô đã dũng cảm dấn thân vào nghiệp viết, cái nghiệp truân chuyên, vất vả, đau đầu nhức óc, chẳng hợp chút nào với vẻ kiều diễm, xinh đẹp của cô. - Lâm Thanh khẽ nghiêng đầu về phía tác giả. Lác đác tiếng vỗ tay. Ông cao giọng. - Hơn nữa, tôi đặc biệt ấn tượng và nể trọng cái cách cô hành tiếng Việt. Ví như ở cái chữ L. Có thể nói đây là lần đầu tiên cái L. của người đàn bà Việt Nam được bày ra hiên ngang, ngạo nghễ trên văn đàn chính thống. Đã biết bao nhà văn như chúng tôi, từng ra nhiều tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, với bao cảnh sinh hoạt vợ chồng, tình nhân tình ngãi, chửi thề chửi bậy... chưa có ai dám đem 3 chữ cái trong từ L. ra xếp đầy đủ trên trang sách của mình. Mà cô, một người đàn bà Việt Nam, đã vượt qua sự dè dặt cố hữu ăn vào máu thịt, những người đàn bà dù có muốn chồng yêu cho một cái cũng nỏ dám mở mồm, chỉ biết nén lòng chờ đợi. Cô đã lên tiếng. Cô đã dám. Và cô đã thành công! Đó là một cái tát cho những người cầm bút hèn nhát. Biết rõ cái chữ L. nó hay cả về âm điệu, cả về ngữ nghĩa, vậy mà chỉ dám viết L chấm một cái là xong. Tất nhiên đọc lên ai cũng hiểu. Nhưng mà ai cũng chán. Tự người viết cũng chán vì đã không dám vượt qua những suy nghĩ thông
thường. Tiếng cười rộ lên. Lâm Thanh càng hăng. Ông định nói tiếp thì Quốc Cường, nhà văn trẻ từ hải ngoại trở về đứng bật dậy: - Tôi xin phản đối ý kiến của nhà văn Lâm Thanh. Đây chắc chắn không phải là cuốn sách đầu tiên có in đầy đủ 3 chữ cái trong từ L. Lâm Thanh đứng ngơ ngác. Mặt ông đỏ dần lên. - À ông Quốc Cường. Thế theo ông thì cuốn sách nào, nhà văn nào đã từng cho in đầy đủ cái từ L. đó? Mà tôi nói trước phải là văn chương Việt Nam chính thống, được nhà xuất bản của nhà nước cấp phép, chứ không phải cái thứ văn chương hải ngoại, lề trái, mấy website xằng cuội, mấy nhà xuất bản foto tự rao tự phát đâu nhé. Ông chỉ ra đi. Nếu chỉ ra được tôi mất tiền cho ông luôn. Ông muốn bao nhiêu? Quốc Cường nóng mắt: - Làm gì có thứ văn chương nào phân biệt rạch ròi nước trong nước ngoài như vậy. Nó là văn chương chân chính, là lề phải, là gì gì đi nữa chỉ vì nó hay, nó đúng với đời, với đạo mà thôi. Văn là Người! Vấn đề người viết ở dạng nào. Loại bồi bút chạy theo tiền, theo quyền, viết theo ý người khác để mưu cầu danh lợi? Hay người viết chỉ đau đáu những gì từ cái tâm cái não của chính mình. Cái từ L. tôi thấy nó chẳng có gì là sai, là tội lỗi, là đáng để bị cấm. Chỉ là theo cách nghĩ thông thường thì không được lịch sự. Vì thế không nên quan trọng người viết dùng nó như thế nào. Bởi nó hay nên nhiều người dùng. Đã dùng rồi lại thích dùng mãi . - Có tiếng khúc khích. Ngừng lát. Quốc Cường tiếp. - Là tôi nói trong lĩnh vực văn học. Một số gương mặt cười. Một số gương mặt đăm chiêu. - Nó chẳng khác gì những mắt, tai, mồm, miệng... Ấy thế mà bao năm qua nó bị ném ra đường cùng các bác xích lô, mấy cô hàng cá, mấy ả ca ve, ma cô, điếm đực... Thật tội nghiệp! Bản thân cái từ này khó có từ nào thay thế được. Ví như cái câu: "Nước đến chân mới nhẩy". Nghe thì đúng nhưng mà nhạt. Phải đọc cái câu: "Nước đến trôn L. mới nhẩy". Câu đấy mới là câu của người Việt. Tiếng vỗ tay hưởng ứng. Quốc Cường hăng hái: - Tôi đọc tiếp các quí vị nghe mấy câu có cái từ L. này nhé. Xem có từ nào thay thế được không. "Đẻ con khôn mát L. rười rượi. Đẻ con dại thảm hại cái L.". Chí lí không? Tới bữa, mạ nấu cơm xong mà lũ con mải chơi chửa về, bực (cái cửa) mình, mạ nhao ra ngoài ngõ, sồn sồn như L. phải bỏng: " Cha bố đẻ chúng mày. Chó đái bỏng L. rồi mà cấm thấy đứa nào vác mặt về". Chưa kể bố chúng nó lâu lâu chểnh mảng, không chăm sóc mạ đến nơi đến chốn, mạ cũng "giận L. đốt váy", bao nhiêu ấm ức đổ cả vào đàn con. Biết đâu chồng của mạ thấy vợ chỉ mải ngoái về đằng nhà đẻ, cũng thấy bức bối: rõ cái đồ " bên L. thì chắc, bên C. thì lép". Đấy! Cái chất Việt của chúng ta là ở đó chứ ở đâu. Mà như những người cậy mình có tí tài, tí quyền, tí danh, tí phận, muốn nói gì thì nói ấy, các cụ có ngay câu: "Lưỡi không xương trăm đường uốn éo. L. không cạp L. méo làm ba". Lâm Thanh tím mặt. Ông vơ vội chai La Vie trước mặt dí về phía Quốc Cường. - Thằng kia. Mày đừng có láo. Đừng có xỏ xiên. Ở đây đầy người đẻ ra được mày đấy. Ti toe vài ba cuốn sách, dăm giải thưởng nhãi nhép đã đua đòi uốn giọng. Mày tuổi gì mà dám dậy ai chữ nghĩa ở đây. Quốc Cường tưng tửng: - À thưa ông Lâm Thanh đáng kính. Chắc ông rõ hơn ai hết văn chương không phân biệt tuổi tác, càng không quan trọng số lượng tác phẩm. Như tác giả kiêm người mẫu xinh đẹp làm lễ ra mắt sách mới rất hoành tráng ngày hôm nay đây, mới chỉ ra mắt một cuốn sách đã nhận được không ít lời khen ngợi. Cô ấy có quyền hãnh diện với đứa con tinh thần của mình chứ. Mà tài năng như ông cũng chỉ được coi là có tài trong phạm vi biên giới Việt thôi. Chưa có gì xuất chúng để mà đứng đó lấy le này nọ. Ông trật tự đi. L. Chút nữa thì chai La Vie đã thẳng hướng Quốc Cường lao tới. May vị chủ toạ nhanh tay đỡ lấy. Ông kéo tay Lâm Thanh ngồi xuống, gật gật đầu về phía nữ tác giả còn đương ngơ ngác và nhanh chóng vớ mic chuyển đề tài. Dẫn dắt mọi chuyện theo ý mình là nghề của ông. Vả khách mời cũng đa phần là những nhà tế nhị nên câu chuyện về cái L. tạm thời chấm dứt.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét